Tìm kiếm món ăn của bạn

Đặt bàn
Dịch vụ tâm Linh Thiên Tuệ, Đồ cúng tâm linh, mâm cơm chay cung kính,

Lịch sử Họ Đoàn Phần 2

Thứ Tư, 28/06/2023
DoanDangThienTue

Đọc lịch sử Họ Đoàn Việt Nam tiếp phần 1

Năm 1335

   Đời thứ 3 cụ Đoàn Trang Tùng có tướng Đoàn Nhữ Hài cũng là một người học rộng, tài cao. Năm 20 tuổi khi còn là học sinh, Ngài đã được phong là Ngự Sử trung tán sau khi viết thành công bài biểu tạ lỗi của vua Trần Anh Tông đối với thượng hoàng Trần Nhân Tông. Ngài đã giữ các chức vụ: Tham tri chính sự, Sứ thần, Hành khiển, Kinh lược Nghệ An, Đốc tướng chỉ huy toàn quân cùng vua Trần thân chinh đi dẹp giặc ở miền Tây Nghệ An, Ngài tử trận năm 1335.

Danh tướng Đoàn thượng và Đoàn Nhữ Hài được thờ ở đền An Tân, xã Gia Tân, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương cùng tướng Lê Thạch và Hà Anh. Đền này đã được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử Quôc gia.

     Đời sau dòng họ cụ Đoàn Văn Khâm  ở Tô Xuyên, Thái Bình có Đoàn Phúc Lãnh đã từ Tô Xuyên về định cư ở làng Mắt vào năm 1170 (làng Mắt nay là thôn Tu Trình, xã Thuỵ Hồng, huyện Thái Thuỵ, tỉnh Thái Bình). Có tin nói cụ Lãnh làm huyện lệnh Trường Tân (Hải Dương) được bổ là Hà đê chỉ huy sứ vùng Thái Bình. Năm 1354 có một chi họ Đoàn từ Tu Trình chuyển về làng Quảng Nạp (nay là thôn Quảng Nạp, xã Thuỵ Trình, huyện Thái Thuỵ, tỉnh Thái Bình). Chi họ Đoàn làng Quảng Nạp thời nhà Hồ có cụ Đoàn Công Uẩn có công lập mưu cùng dân binh giết giặc Minh. sau khi thắng lợi, vua Lê Thái Tổ truy tặng cụ là Đoàn Mãnh tướng danh huân, được lập đền thờ và là Thành Hoàng làng Quảng Nạp. Đến năm 1509 có một chi họ từ Tu Trình chuyển sang làng Cờ, tỉnh Hải Dương. Cụ tổ chi họ này là Đoàn Thế Trực, đời sau cụ Trực có một số vị làm quan thời Hậu Lê, có sắc phong của nhà vua, con cháu hiện nay rất đông đúc ở hai xã Ngọc Kỳ, Ngọc Sơn thuộc huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương và một số xã trong vùng.

     Trên địa bàn Bắc Bộ chủ yếu là các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Hà Tây, chúng tôi đã thống kê được 150 chi họ có từ 15 đến 36 đời con cháu (con số này còn thấp so với sự thật). Những chi họ này là đời sau của các cụ tổ có nguồn gốc lâu đời nhất có thể ở ba địa bàn Hà Nội - Hải Dương - Thái Bình mà xưa kia là cùng một cụ tổ sinh ra, song vì chưa tìm ra tư liệu nên chưa chắp nối được thành từng dòng, trừ dòng họ cụ Đoàn Văn Khâm đã có một số cành chắp nối được đời thứ nhất cho đến trên 40 đời hiện nay.

Năm 1470

Sách Toàn thư ghi: “Tháng 8 (Canh Dần 1470) quốc vương Chiêm Thành Bàn La Trà Toàn thân hành đem hơn 10 vạn quân thủy bộ cùng voi ngựa đánh úp Châu Hóa. Tướng trấn giữ biên thùy Châu Hóa là bọn Phạm Văn Hiển đánh không nổi, phải dồn cả dân vào thành rồi cho chạy thư báo cấp... Ngày mồng 6 (tháng 11) vua xuống chiếu thân hành đi đánh Chiêm Thành... Vua bèn gọi 26 vạn tinh binh, xuống chiếu thân chinh... Hôm ấy, sai Thái Sư Lân quận công Chinh lỗ tướng quân Đinh Liệt Thái bảo Kỳ quận công  Chinh lô tướng quân Lê Niệm đem thủy quân 3 phủ vệ Đông, Nam, Bắc đi trước. Ban hành 24 điều lệnh đánh Chiêm Thành trao cho các quân doanh và các vệ ty Cẩm Y, Kim Ngô, Thần Vũ, Điện Tiền... Ngày 18 thủy quân vào đến đất Chiêm Thành... Ngày mồng 7 (tháng 2) vua tự mình dẫn hơn 1.000 chiếc thuyền, hơn 70 vạn tinh binh ra 2 cửa biển Tân áp và cựu Tọa dựng cờ thiên tử, đánh trống hò reo mà tiến... Ngày mồng 1 tháng 3 hạ được thành Chà Bàn, bắt sống hơn 3 vạn người, chém hơn 4 vạn thủ cấp, bắt sống Trà Toàn rồi đem quân về... Tháng 6, lấy đất Chiêm Thành đặt làm Thừa tuyên Quảng Nam và vệ Thăng Hoa. Đặt chức án sát sứ ở 12 thừa tuyên và đặt 3 ty ở Quảng Nam (1).

Hạt giống Đoàn Tộc Đông yên khởi nguồn từ ông Thái Thỉ Tổ ĐOÀN ĐẠI LANG tự là An Phận, cùng bà Nhứt nương hiệu An Tâm. Nguyên quán tỉnh Hải Dương, Phủ thừa tuyền hạ hồng, Huyện Gia Phước, xã Khuôn Phụ.
Vào đời vua Lê Thánh Tông, niên hiệu Hồng Đức nguyên niên (1+70) ông phò vua dẹp loạn Chiêm Thàn, lập nên công lớn trong việc bắt vua Chiêm là Trà Toàn Chiếm sự xong vua hạ chiếu ban sự hồi trào. 
Ông Đoàn Công Huyền xin lệnh trên ở lại đất Quảng Nam. Thời bấy giờ gọi là Quảng nam xứ (Từ thuận hóa trở vào) Ông quy dân lập ấp, khai khẩn ruộng đất thành lập xã hiệu đặt tên là đông yên Châu, gọi là Quảng Nam xứ Thang Ba Phủ, Hà Đông huyện, Đông Yên Châu.
Tây giáp Chiêm sơn phù ….. Nam giáp cửa eo Hàm Rồng, Bắc giáp Trường Giang đại thú, hướng Đông dỉ giang di giới. Tang đố liên miên, …. Cực mục. Nghĩa là trồng dâu nuôi tằm tiên tiếp, ngó tột mắt đến chợ …. Tức là Cầu Câu Lâu bây giờ.

Sách Cương mục, sau khi tường thuật lý do thân chinh của vua Lê Thánh Tông, diễn biến cuộc hành quân và đánh thành Chà Bàn y như Toàn thư, ghi tiếp: “Vệ quân Thuận Hóa bắt sống Trà Toàn dẫn lên trước mặt vua, nhà vua ban chỉ dụ hỏi han yên ủi, sai dẫn cho ra ở ngoài ti trấn điện. Bèn hạ chiếu đem quân về... Tháng 6, Đặt đạo Quảng Nam. Nhà vua đem đất Chiêm Thành đặt làm Quảng Nam thừa tuyên, quản lĩnh 3 phủ, 9 huyện, đặt 3 ty: Đô ty, Thừa ty, và Hiến ty và đặt vệ quân Thanh Hóa gồm 5 cơ sở.

Tên đất Quảng Nam xuất hiện từ năm Hồng Đức thứ 2 (tháng 6-1471, do vua Lê Thánh Tôn đặt cho dải đất vừa chinh phục được, dài đến cuối huyện Tuy Phước - Phú Yên ngày nay). “Quảng Nam thừa tuyên” có nghĩa là “đất mở rộng về phía Nam, vâng lệnh vua để tuyên dương đức hóa” (1).

Năm 1611, Nguyễn Hoàng tách vùng đất từ phía Nam đèo Hải Vân đến Bắc sông Thu Bồn (gồm các huyện Hòa Vang, Điện Bàn, Đại Lộc bây giờ) ra khỏi trấn Thuận Hóa để nhập vào trấn Quảng Nam đã có từ thời vua Lê. Đây là một quan niệm quy hoạch lãnh thổ rất hợp lý của Chúa Tiên, bởi vì đèo Hải Vân - mà Lê Thánh Tôn đã hào sảng mệnh danh là “thiên hạ đệ nhất hùng quan” - là một thực thể địa lý - lịch sử kỳ lạ của đất nước.

Nguyễn Hoàng tức Chúa Tiên (1525-1613), con út của Nguyễn Kim, xưng Chúa năm 1558, có 10 con trai và 2 con gái. Một người con gái lấy chúa Trịnh Tráng. Nhà Nguyễn sau này truy tôn ông là Thái tổ Gia Dụ hoàng đế.

Đến đời sau Đức Tiên chúa vào chấn đất huyện hóa và Quảng Nam đóng đồn trú quân ở xã Ái tử, lúc bấy giờ năm dương lịch 1569, Tiên tổ Đoàn Công Nhạn nối theo đó mà phò Đức chúa Tiên cùng chấn có công. Đức chúa Tiên tấu phong ông Đoàn Công Nhạn  là Tham Tướng chơn Nguyên Hầu.Kế sau đó có sắc lệnh ông Đoàn Công Nhạn kiêm chức các Châu thuộc Quảng Nam trấn đến các phủ. Lúc bấy giờ dân chúng đâu đó đều  vào theo ông làm hầu hạ và thuộc quyền kiểm soát của ông. 

Đọc tiếp lịnh sử dòng họ Đoàn Việt Nam phần 1

"ST"

Viết bình luận của bạn
Bình luận (1)
binh-luan

GS Thắng Trả lời

28/06/2023

Cảm ơn con đã có bài viết siu tầm rất bổ ích.

Danh mục